Sự khác biệt giữa hub, switch

hub and switch

Sự khác biệt giữa hub, switch
Hub và switch cả hai thiết bị này đều có những vai trò tương tự trên mạng. Mỗi thiết bị dều đóng vai trò kết nối trung tâm cho tất cả các thiết bị mạng, và xử lý một dạng dữ liệu được gọi là “frame” (khung). Mỗi khung đều mang theo dữ liệu. Khi khung được tiếp nhận, nó sẽ được khuyếch đại và truyền tới cổng của PC đích. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai thiết bị này là phương pháp phân phối các khung dữ liệu.

– Điểm giống nhau của HUB và SWITCH:
– Cả hai thiết bị đều làm nhiệm vụ mở thêm Port nhằm kết nối nhiều máy tính lại với nhau,
– Cả hai đều có chức năng khuếch đại tín hiệu ngỏ vào.
– Điểm khác nhau giữa HUB và SWITCH.

HUB có 3 loại là
+ Passive Hub: (Hub thụ động)
+ Active Hub: (Hub chủ động)
+ Intelligent Hub: (Hub thông minh)
+ Ngoại trừ HUB thông minh làm việc ở tầng 2 trong mô hình OSI giống với SWITCH thì HUB chỉ làm việc ở tầng 1 tương tự như thiết bị Repeater. Ngoài ra thiết bị Passive HUB không dùng đến nguồn điện phụ nên nó hoạt động rất kém và số port rất thấp.

+ Với hub, một khung dữ liệu được truyền đi hoặc được phát tới tất cả các cổng của thiết bị mà không phân biệt các cổng với nhau. Việc chuyển khung dữ liệu tới tất cả các cổng của hub để chắc rằng dữ liệu sẽ được chuyển tới đích cần đến. Tuy nhiên, khả năng này lại tiêu tốn rất nhiều lưu lượng mạng và có thể khiến cho mạng bị chậm đi (đối với các mạng công suất kém).Ngoài ra, một hub 10/100Mbps phải chia sẻ băng thông với tất cả các cổng của nó. Do vậy khi chỉ có một PC phát đi dữ liệu (broadcast) thì hub vẫn sử dụng băng thông tối đa của mình. Tuy nhiên, nếu nhiều PC cùng phát đi dữ liệu, thì vẫn một lượng băng thông này được sử dụng, và sẽ phải chia nhỏ ra khiến hiệu suất giảm đi.

+ Ở Switch có một bộ nhớ được biết như là buffer làm nhiệm vụ lưu trử thông tin các Host mà nó quản lý bao gồm IP và Physical Address, cơ chế này giúp cho Switch thực hiện đựơc tính năng chuyển mạch. Switch chủ yếu làm việc trên tầng 2 OSI, một số Switch chuyên dụng làm việc trên tầng 3 OSI, hay còn gọi là Switch Layer 3.
+ Điểm khác nhau quan trọng trong qúa trình chuyển Frame của HUB và SWITCH. Trong khi HUB luôn luôn chuyển frame theo dạng Broadcast (gữi thông tin đi toàn bộ các Note trong mạng) thì ngược lại Switch chỉ gữi Broadcart ở lần đầu tiên để cập nhật thông tin vào bộ nhớ còn từ đó về sau nó luôn chuyển thông tin theo kiểu end to end chứ không gữi Broadcast nữa. Switch layer 3 có thêm phần định tuyến tương tự như Router và chức năng V-LAN (mạng LAN ảo) còn HUB hoàn toàn ko có chức năng này.

+ Switch lưu lại bản ghi nhớ địa chỉ MAC của tất cả các thiết bị mà nó kết nối tới. Với thông tin này, switch có thể xác định hệ thống nào đang chờ ở cổng nào. Khi nhận được khung dữ liệu, switch sẽ biết đích xác cổng nào cần gửi tới, giúp tăng tối đa thời gian phản ứng của mạng. Và không giống như hub, một switch 10/100Mbps sẽ phân phối đầy đủ tỉ lệ 10/100Mbps cho mỗi cổng thiết bị. Do vậy với switch, không quan tâm số lượng PC phát dữ liệu là bao nhiêu, người dùng vẫn luôn nhận được băng thông tối đa. Đó là lý do tại sao switch được coi là lựa chọn tốt hơn so với hub.

error: Content is protected !!